Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

NGÀY CỦA CHA

Ngày Thân Phụ

Posted Mon, 06/13/2011 - 10:55 by athu

Hằng năm, chúng ta có Ngày Thân Mẫu (Mother’s Day) để tôn vinh các người Mẹ, được kỷ niệm vào Chúa Nhật thứ hai của tháng Năm, và chúng ta cũng có Ngày Thân Phụ (Father's Day) để tôn vinh các người Cha, được kỷ niệm vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu.

Lịch sử

Nguồn gốc Ngày Thân Phụ không là một hiện tượng xảy ra trễ nhất, các học giả cho rằng Ngày Thân Phụ có từ thời Babylon bị tàn phá. Một thanh niên tên là Elmesu đã khắc Thông điệp Ngày Thân Phụ trên một tấm thiệp bằng đất sét gần 4.000 năm trước. Elmesu ước mong cha mình có sức khoẻ tốt và sống lâu. Dù không có chứng cớ về Elmesu và người cha nhưng truyền thống kỷ niệm Ngày Thân Phụ vẫn lưu truyền ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Ngày Thân Phụ tại Hoa Kỳ

Cách nhìn ngày nay về việc kỷ niệm Ngày Thân Phụ có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, sau đó truyền thống này lan truyền sang các nước trên thế giới. Thế giới mang ơn bà Sonora Louis Smart Dodd, một người con yêu thương ở Spokane (Washington) vì bà đã tranh đấu để có Ngày Thân Phụ như ngày nay. Bà cho rằng chúng ta tôn vinh những người Mẹ mà lại quên công khó của những người Cha trên cương vị “chống mũi chịu sào”.

Ý tưởng về Ngày Thân Phụ xuất hiện trong đầu bà Sonora khi bà tình cờ nghe bài giảng thuyết về Ngày Thân Mẫu năm 1909. Lúc đó bà 27 tuổi, bà nghĩ: “Nếu có ngày tôn vinh Mẹ thì tại sao không có ngày tôn vinh Cha?”. Bà cảm thấy thương những người cha vì tình thương bà nhận được từ người cha của bà là ông William Jackson Smart, một cựu chiến binh. Mẹ bà qua đời do sinh con khi Sonora mới 16 tuổi. Ông Smart phải chịu cảnh “gà trống” nuôi 5 đứa con bằng tất cả lòng yêu thương và chăm sóc của người cha kiêm chức năng làm mẹ.

Được cảm hứng từ việc bà Anna Jarvis đấu tranh để có Ngày Thân Mẫu, bà Dodd bắt đầu khởi xướng tổ chức Ngày Thân Phụ tại Hoa Kỳ. Hiệp hội Chính quyền Spokane (Spokane Ministerial Association) và Hiệp hội Thanh niên Kitô giáo (Young Men's Christian Association - YMCA) tại địa phương ủng hộ ý nguyện của bà Sonora. Kết quả là Ngày Thân Phụ được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 19-6-1910. Dù ban đầu có sự lưỡng lự, nhưng vẫn được nhiều người ủng hộ, và Ngày Thân Phụ được tổ chức tại các thành phố trong quốc gia Hoa Kỳ.

Thấy rất nhiều người tụ họp kỷ niệm Ngày Thân Phụ tại Hoa Kỳ, Tổng thống Woodrow Wilson phê chuẩn việc này vào năm 1916. Tổng thống Calvin Coolidge cũng ủng hộ Ngày Thân Phụ mang tính quốc gia của Hoa Kỳ vào năm 1924: “Hãy thiết lập các mối quan hệ thân mật giữa cha con và nhấn mạnh vào trách njiệm của họ”. Sau 40 năm đấu tranh, tổng thống Lyndon Johnson ký lệnh dùng Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu là Ngày Thân Phụ từ năm 1966. Năm 1972, tổng thống Richard Nixon ký quyết định vĩnh viễn kỷ niệm Ngày Thân Phụ vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu hằng năm. Bà Sonora Smart Dodd được tôn vinh vì bà đã góp phần vào Hội chợ Thế giới (World's Fair) ở Spokane năm 1974. Bà Dodd qua đời năm 1978, hưởng thọ 96 tuổi.

Các giả thuyết về lịch sử Ngày Thân Phụ

Có vài giả thuyết về Ngày Thân Phụ. Một số người co rằng Ngày Thân Phụ đầu tiên được tổ chức tại miền Tây Virginia năm 1908. Một số người khác cho rằng lễ này được tổ chức lần đầu tại Vancouver, Washington.

Chủ tịch câu lạc bộ Lions tại Chicago, ông Harry Meek, được coi là người tổ chức Ngày Thân Phụ đầu tiên vào năm 1915 để nhấn mạnh vào việc tôn vinh những người cha. Ông chọn Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu để kỷ niệm, đó là ngày gần sinh nhật của ông Meek. Để đánh giá công việc của ông Meek, CLB Lions của Hoa Kỳ đã tặng ông chiếc đồng hồ bằng vàng, với lời đề tặng “Người khởi xướng Ngày Thân Phụ” (Originator of Father's Day) vào chính sinh nhật của ông, 20-6-1920. Một số sử gia tôn vinh bà Charles Clayton ở Tây Virginia là người khởi xướng Ngày Thân Phụ.

Năm 1957, thượng nghị sĩ Margaret Chase Smith viết thư gởi quốc hội: “Dù chúng ta tôn vinh người cha hay người mẹ thì cũng đừng bỏ người nào. Người cha hay người mẹ bị bỏ quên cũng đều cảm thấy buồn vậy”.

Ngày Thân Phụ được kỷ niệm vào những ngày khác nhau ở các nước khác nhau. Đa số các nước - kể cả Hoa Kỳ, Anh, Canada, Chilê, Pháp, Nhật và Ấn Độ - đều kỷ niệm Ngày Thân Phụ vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu.

Mặc dù Ngày Thân Phụ không cố định giống nhau tại các nước và cách kỷ niệm cũng khác nhau, nhưng ở đâu cũng chung một tâm tình là tôn vinh công lao của những người cha và bày tỏ lòng yêu thương đấng sinh thành. Vào ngày này, con cái gửi thiệp mừng, hoa và quà cho cha mình để bày tỏ lòng yêu thương và kính trọng.

Tại nhiều quốc gia có đa số là người Công giáo thì Ngày Thân Phụ được mừng vào ngày lễ kính Đức Thánh Giuse, 19 tháng Ba.

Ngày Thân Phụ được coi là rất quan trọng vì ngày này giúp nhận thức về công lao của những người cha đối với gia đình và xã hội. Việc cử hành Ngày Thân Phụ không chỉ giúp những người con có cơ hội bày tỏ yêu thương và kính trọng đối với cha mình, mà còn giúp củng cố quan hệ phụ tử và phát triển tình cảm của người con dành cho cha mình.

Lời cầu nguyện cho Thân Phụ

Lạy Thiên Chúa là Cha nhân hậu, xin chúc lành cho những người cha trên thế giới, xin hướng dẫn những người cha biết yêu thương và làm gương lành cho con cái, xin biến đổi họ trở nên những người cha như chính Chúa là Cha, xin ban cho họ tràn đầy hồng ân và kiên nhẫn trong mọi hoàn cảnh với lòng yêu thương đích thực. Amen.

KIÊU NGẠO

“TÊN KIÊU NGẠO” bị vạch mặt

Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.(Mt 11:29)
Khiêm nhường và Kiêu Ngạo giống như 2 mặt của một vấn đề.
Tương quan của chúng biến ảo kỳ diệu.
Lúc thì thằng nọ nhường cho thằng kia.
Lúc thì thằng nọ núp sau thằng kia.
Chỉ khi nào ta vạch mặt tên Kiêu Ngạo thì lúc đó anh bạn Khiêm Nhường mới hành sử đúng vai trò của mình.
Từ đó, chỗ nào Khiêm Nhường xuất hiện thì lập tức tên Kiêu Ngạo âm thầm rút lui đi chỗ khác chơi.

Kiêu ngạo là một tên đầy mưu mô và quỷ quyệt.
Nó thường lộ diện một cách trắng trợn qua những thái độ trịch thượng đầy vẻ tự mãn của những người quyền cao, chức trọng, giàu có, tài năng.
Nhưng trong môi trường đạo đức, nó khôn khéo ẩn nấp trong những nơi khó phát hiện nhất.


1. Cố tình giả vờ khiêm nhường.
Tới một chỗ nào đó, biết rằng mình phải ngồi chỗ đó nhưng cứ giả vờ ngồi chỗ bét để người ta phải năn nỉ gãy lưỡi mới chịu lên đúng chỗ của mình.
Đây là mánh khóe Kiêu ngạo chính hiệu “con nai vàng” ẩn mình trong hìn thức Khiêm nhường.
Khi được khen, tôi làm ra vẻ không xứng đáng với lời khen tặng ấy. Nhưng cũng không dám khai ra đây là do công sức của một vài người khác nữa.
Rõ ràng là Kiêu ngạo ẩn mình dưới vỏ bọc Khiêm nhường bên ngoài.


2. Kiêu ngạo ẩn núp dưới chiêu bài “Hoạt Động Tông Đồ”
Ôi!! chiêu bài này thì vô số trường hợp. Một thí dụ điển hình.
Ngay từ lúc đầu, tôi bỏ thời gian, bỏ công sức, bỏ tiền bạc, bỏ gia đình…ra đi hiến thân cho cộng đoàn. Động lực quả thực tốt đẹp, thậm chí đầy hào quang thánh thiện nữa đấy chứ. Nhưng oái oăm thay. Bất cứ điều gì xảy ra phải hợp với “ý của tôi”. Chỉ cần khác “ý của tôi” thì dù điều đó tốt đẹp đến mấy đi nữa, tôi cũng gạt bỏ thẳng tay. Không chỉ gạt bỏ ý kiến mà còn loại trừ cả những tên dám có sáng kiến tốt đẹp mang lại lợi ích cho cộng đoàn nhưng có nguy cơ làm lu mờ uy tín của ông huynh trưởng cao cấp.
Thế thì còn gì là uy tín của ông trưởng nữa??
Mất mặt bầu cua sao??
Người ta sẽ ùn ùn đi theo tên đó. Như vậy sẽ gây chia rẽ và rối loạn cộng đoàn của mình!!! Đây là một kiểu kết tội dưới chiêu bài vì “sự ổn định cộng đoàn”.
Nhưng bất cứ ai khen tặng công trình vĩ đại của tôi thì lập tức tôi liền đáp như máy: Chúa bảo phải làm thì làm chứ”. Làm như mình khiêm nhường hết mình!!
Chúa nào bảo?? trong khi chẳng thấy Chúa trong cuộc đời của mình.
Đúng là kiêu ngạo khéo léo ẩn núp dưới chiêu bài “Hoạt Động Tông Đồ”.

3. Kiêu ngạo khôn khéo núp sau ánh hào quang thánh thiện.
Nhiều người tin “sái cổ” rằng:
Chúa đã chọn “ông ấy”, vì vậy những ý của ông ấy, bất kể đúng sai, bất kể là ý gì đều là “đại diện” cho “ý Chúa”. Thánh thiện quá sức mình!!!
Vì thế, tốt nhất là
Ông ấy bảo gì.. cứ nhắm mắt mà nghe theo.
Ông ấy sai đi đâu hoặc làm gì ..mà dám từ chối…tức là làm tay sai cho Satan!!!
Thế là ông ấy tha hồ tự tung tự tác và cũng “cứ tưởng ý mình là ý Chúa” buộc cấp dưới phải “vâng lời xác chết” !!! Theo tinh thần “vâng lời tốt hơn của lễ” !!
Vì là “đại diện của Chúa ở trần gian” nên ông được bao phủ một vòng hào quang thánh thiện. Bố ai dám động đến ông!! Ông ta sẽ cho “ngồi chơi xơi nước”, thậm chí ông còn ra “vạ tuyệt thông” thì khốn cả một đời!!
Cứ như thế “thằng kiêu ngạo” trong ông lớn lên theo thời gian… đến nỗi Chúa vốn đã không có chỗ đứng trong “đền thờ” của ông (1Cr 3:16).. bây giờ trở thành “kẻ lang thang không nhà”.
Nếu nhìn vào những hoạt động bên ngoài của ông, nhiều người cũng phải thốt lên: “Ôi, đạo đức quá!!”
Quả thực là Kiêu ngạo khôn khéo núp sau ánh hào quang thánh thiện.

Quan niệm về Kiêu ngạo


Quan niệm thông thường
Khi bàn tới kiêu ngạo, người ta thường cho rằng: một người Kiêu ngạo khi cho mình là hơn, là nhất so với những người chung quanh hoặc những người trong nhóm của mình.

Theo Kinh thánh và truyền thống
Theo Cựu Ước, Kiêu ngạo có lẽ là tội xuất hiện sớm nhất trên trần gian này. Đã có môt thời gian dài Giáo hội dạy rằng:
Vì Adam đã phạm tội Kiêu ngạo – muốn bằng Đức Chúa Trời nên đã bị
Chúa trục xuất con người, và ở phía đông vườn Ê-đen, Người đặt các thần hộ giá với lưỡi gươm sáng loé, để canh giữ đường đến cây trường sinh. (St 3:24).
Câu chuyện này gợi nhớ lại hình ảnh Luxiphe đã xách động một số thiên thần nổi loạn muốn chống lại Thiên Chúa. Khi tuyên bố một câu đầy thách thức:
Non serviam – tôi không phục tùng - làm nô lệ nữa. Tội kiêu ngạo của các Thiên thần.
Chúa sai Tổng lãnh Thiên thần Michael cầm gươm lửa dàn trận đánh đuổi bè lũ “Kiêu ngạo” xuống hỏa ngục!!!

Một chút suy tư
Nếu cho rằng vì Chúa không cho ăn Trái cấm mà cứ cố mà ăn, cùng lắm cũng chỉ đáng tội KHÔNG VÂNG LỜI mà thôi
Nếu cho rằng vì khi ăn Trái Cấm thì sẽ nên như những vị thần Biết Điều Thiện Điều Ác
Như thế tốt chứ sao..
Biết điều thiện để làm
Biết điều ác để tránh..
Nhưng người ta lại cắt nghĩa rằng: như vậy là KIÊU NGẠO – muốn bằng Đức Chúa Trời - vì chỉ một mình Chúa mới được quyền Biết Điều Thiện Điều Ác mà thôi.
Cắt nghĩa kiểu này nghe có vẻ chẳng ổn chút nào.
Bằng chứng: Hiện nay Giáo hội không ngừng khuyên nhủ giáo dân làm điều thiện, tránh điều ác .
Mà muốn thực hiện đúng như vậy, tất nhiên phải phân biệt để Biết Điều Thiện Điều Ác …
Như vậy hóa ra chúng ta không ngừng phạm tội mỗi ngày… y như nguyên tổ ngày xưa… chứ có khác gì đâu!!!
Nghe có vẻ khó chấp nhận nổi.!!!!

Vậy nên hiểu như thế nào?
Đây cũng chính là việc vạch mặt TÊN KIÊU NGẠO
Thực ra, nếu tính mỗi phút một lần thì chúng ta vô tình phạm tội kiêu ngạo mỗi ngày hơn 7 trăm lần.
Tại sao nhiều dữ vậy?
Giả sử ngủ nghỉ 12 tiếng, còn 12 tiếng thức vị chi là 720 phút. Như vậy suy ra chúng ta vô tình phạm tội kiêu ngạo mỗi ngày hơn 7 trăm lần.
Tôi là người phàm làm sao tôi dám phạm tội Kiêu ngạo bằng Đức Chúa trời??
Đúng là tôi không dám minh nhiên phất cờ khởi nghĩa làm cách mạng hạ bệ Đức Chúa Trời.
Nhưng thực tế thì mỗi lần tôi chỉ thấy “cái thằng tôi” đi, đứng, ngủ, nghỉ, nói năng, làm việc..mà chẳng thấy Chúa đâu trong cuộc đời của tôi..


Mỗi lần tôi sống như người máy.
Sáng mới mở mắt ra…
Tôi đã nhảy ra khỏi giường như người máy…chẳng thấy Chúa đâu = Kiêu ngạo.
Đánh răng, rửa mặt như người máy…chẳng thấy Chúa đâu = Kiêu ngạo.
Ăn sáng như người máy…chẳng thấy Chúa đâu = Kiêu ngạo.
Đi làm hoặc đi học như người máy…chẳng thấy Chúa đâu = Kiêu ngạo.
Ăn trưa như người máy…chẳng thấy Chúa đâu = Kiêu ngạo.
Về nhà như người máy…chẳng thấy Chúa đâu = Kiêu ngạo.
Ăn tối như người máy…chẳng thấy Chúa đâu = Kiêu ngạo.
Đi ngủ như người máy…chẳng thấy Chúa đâu = Kiêu ngạo.
Sáng ngày mai… lại tiếp tục kiếp người máy….cho đến suốt đời..
Thì đích thị lúc đó tôi đã vô tình gạt Chúa ra khỏi cuộc đời mình. Coi Chúa chẳng được một kí lô nào…
Gioan tuyên xưng: Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi. (Ga 3:30)
Tôi lại sống như thể là: TÔI phải nổi bật lên, còn Chúa phải lu mờ đi.
Nói thẳng ra: tôi đã liên tục phạm tội Kiêu Ngạo từng phút, từng giờ…

Tóm lại
Việc quan trọng là phải thấy rõ – vạch mặt chỉ tên “thằng kiêu ngạo”
Dù vô tình kiêu ngạo như người máy – chẳng thấy Chúa đâu.
Dù cố tình kiêu ngạo khi tôi tìm mọi cách để làm nổi bật “cái thằng tôi”
- dẹp Chúa sang một bên, đẩy Chúa xuống dưới để “cái thằng tôi” nổi bật lên.
Thì chính lúc đó tên Kiêu ngạo mới bị vạch mặt.

Thế thì làm cách nào để triệt hạ “tên kiêu ngạo” khó chơi này??
Tôi không thể gồng mình cố gắng để hạ nó xuống bằng ý chí của con người.
Bởi vì tôi không thể dùng “thằng tôi” để trị “thằng tôi”.
Chỉ còn một cách đó là THAY THẾ
Thay vì cứ sống như NGƯỜI MÁY - …cóc cần Chúa = Kiêu ngạo.
Tôi tìm mọi cách để đón nhận Chúa vào lòng và tập sống với Ngài ngay trong đời sống thường ngày.
Có nhiều cách mà chúng tôi đã gởi gắm qua nhiều bài trong Mục NỀN TẢNG nơi trang web http://tamlinhvaodoi.net


Kính mời quý vị vui lòng thử ghé thăm một vài lần…
Một khi Ngài lớn lên thì “cái thằng tôi” sẽ tự động nhỏ đi.
Thế là tên Kiêu Ngạo sẽ không còn chỗ dung thân.
Nói cho oai vậy thôi.. đây là một cuộc chiến suốt cuộc đời bởi vì tập sống với Chúa không dễ dàng chút nào..
Khởi đầu rất vất vả…chỉ cần 3 tới 5 phút cũng đã là giỏi lắm rồi..
Sau đó, có thể từ 10 tới 15 phút…rồi có thể tới 30 phút
Cứ như thế “tên Kiêu ngạo” càng bị vạch mặt chỉ tên…càng yếu dần đi…
Lúc đó, ta mới có thể thực hiện được lời nhắn nhủ của Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay:
Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.(Mt 11:29)

5 THÓI QUEN KHÔNG TỐT CHO SỨC KHẺO

5 thói quen có hại cho sức khỏe mà bạn không để ý
1Share
(Sinh Viên Đa Minh | 93 Lượt Xem)

(SVĐM) Tắm nước nóng, dùng xà phòng tắm, uống nước ngay sau khi đánh răng, ngủ hơn 8 giờ một ngày, nằm xuống ngay sau khi ăn... là những thói quen không tốt cho sức khỏe.

Thoáng nghe tưởng chừng những cách chăm sóc sức khỏe như trên hoàn toàn lành mạnh, song tạp chí asiaone.com trích nguồn từ nhiều báo nước ngoài, dẫn chứng vài khảo sát gần đây cùng ý kiến của các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên rằng, người ta nên bỏ những thói quen này nếu muốn có một sức khỏe tốt. Bản khảo sát này liệt kê ra 5 thói quen không tốt thường gặp sau:





1. Tắm nước nóng và dùng xà phòng:

Theo nghiên cứu, tắm nước nóng hàng ngày và dùng xà phòng rất có hại cho da. "Việc tắm rửa bằng nước nóng và xà phòng làm mất lớp dầu trên da, dẫn đến khô nứt da, thậm chí làm da nhiễm trùng", Tiến sĩ da liễu Nick Lowe (Đại học Y khoa, London, Anh) cho biết.

Vì thế các chuyên gia viện thẩm mỹ tại Austin khuyên nên tắm bằng nước mát (nước tự nhiên, không phải là nước nóng) sẽ giúp da đỡ khô hơn. Bên cạnh đó, nên dùng sữa tắm thay cho xà phòng vì sữa tắm vừa giữ ẩm tốt và làm da sạch hơn so với xà phòng.

2. Ngủ nhiều hơn 8 giờ một đêm:

Quan sát chu kỳ một giấc ngủ, các bác sĩ khẳng định để có một giấc ngủ sâu, mọi người chỉ cần từ 6 tiếng rưỡi đến 7 tiếng rưỡi mỗi đêm là đủ. Nếu ngủ ít hơn như thế tức là bạn đang bị thiếu ngủ, còn ngược lại việc ngủ quá 8 tiếng đồng hồ một đêm là dư, nó vừa khiến cơ thể mệt mỏi hơn vừa rút ngắn tuổi thọ.

Hiệp hội Ung thư Mỹ đã phân tích thói quen ngủ của hơn 1,1 triệu người tham gia chương trình nghiên cứu phòng ngừa ung thư. Nghiên cứu cho thấy những người ngủ hơn 8 tiếng mỗi ngày sẽ có "nguy cơ tử vong tăng lên đáng kể" so với người ngủ bình thường.

Vì thế, các nhà khoa học khuyến cáo, nếu ngủ nhiều hơn 8 giờ một ngày mà vẫn còn cảm giác mệt mỏi, thì bạn có thể đang bị triệu chứng rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như hội chứng ngừng thở khi ngủ hay chứng ngủ lịm.

Tóm lại, nên ngủ đủ giấc để bắt đầu một ngày mới sảng khoái. Cụ thể, đối với một người tuổi trung niên chỉ cần ngủ khoảng từ 6 giờ một đêm trở lên là ổn. Còn nếu bạn đang ở độ tuổi 20 mà ngủ 10 tiếng một ngày vẫn thấy không đủ, thì tốt nhất nên nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ.

3. Súc miệng hoặc uống nước ngay sau khi đánh răng:

"Súc miệng ngay sau khi đánh răng sẽ làm mất đi lượng florua vừa phủ lên mặt răng. Thật ra, không dùng nước súc miệng ngay sau khi đánh răng sẽ kéo dài thêm thời gian florua bảo vệ men răng", Nha sĩ kiêm tiến sĩ Phil Stemmer, trung tâm bảo vệ hơi thở thơm mát tại London nói.

Với kinh nghiệm của mình, Stemmer cho biết ông tránh uống các loại nước ít nhất nửa giờ sau khi đánh răng. Điều này được lý giải về mặt lý thuyết, florua trong kem đánh răng có thể cung cấp thêm một lớp khoáng bảo vệ răng (dù chỉ là tạm thời). Mà hiện nay hầu hết loại kem đánh răng trên thị trường đều chứa Florua. Vì vậy, tốt nhất sau khi đánh răng nên để lớp florua này lưu lại trên bề mặt răng càng lâu càng tốt.

4. Ngồi bệt trên bồn cầu cao khi đi vệ sinh:

Một điều đáng ngạc nhiên là ngồi bệt lâu khi đi vệ sinh không hề tốt cho sức khỏe. Bởi tư thế ngồi vừa khiến cơ thể bạn ở trong trạng thái căng thẳng vừa tăng nguy cơ bị trĩ và viêm ruột thừa.

"Ngồi xổm thực sự tốt cho sức khỏe hơn", nghiên cứu của những nhà khoa học tại Israel cho biết. Nghiên cứu cho thấy ngồi xổm (trên loại bồn cầu được thiết kế thấp) là tư thế tự nhiên và thoải mái hơn, thúc đẩy việc bài tiết nhanh và dễ dàng.

Cùng quan điểm này, một bác sĩ người Pháp chuyên về bệnh trực tràng, đại tràng và hậu môn cũng khuyên: "Tôi cho rằng không nên ngồi khi đi vệ sinh, tốt hơn là nên ngồi xổm."

Để kiểm chứng luận điểm này, phóng viên của tạp chí Slate đã thử ngồi xổm khi đi vệ sinh trong vòng một tuần và viết lại trên bài của mình. Ông này cho biết, chỉ mất một hoặc hai phút đi vệ sinh với tư thế ngồi xổm thay vì mất 10 phút như bình thường.

5. Thư giãn hoặc nằm ngay sau khi ăn tối:

Thư giãn hoặc nằm sau khi ăn tối có thể khiến bạn tăng cân. "Việc ăn uống hoặc không vận động vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ khiến tích tụ chất béo trong cơ thể", chuyên gia dinh dưỡng Claire MacEvilly nhìn nhận.

Ngoài ra, các nhà khoa học Anh cũng đưa ra kết luận trong một nghiên cứu, tập thể dục sau khi ăn có thể giúp giảm cân vì vận động làm tăng cường các hoóc môn giúp ức chế cảm giác thèm ăn.

Tuy nhiên, cần lưu ý không nên tập thể dục ngay sau khi ăn, mà tốt nhất nên tập sau bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 giờ. Bởi vận động mạnh khi vừa ăn no ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa và gây ra cảm giác khó chịu. Còn nếu thực sự muốn tập thể dục ngay sau khi ăn, bạn có thể đi bộ nhanh trong 20 phút, hoặc tản bộ nhẹ nhàng trong 30 phút.

martino

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

7 LÝ DO ĐỂ LÃNH NHẬN BÍ TÍCH HÒA GIẢI

ĐGH Gioan-Phaolô II xưng tội hằng ngày, ngài nói: "Theo ơn gọi mà con người nhận từ Thiên Chúa, tìm sự thánh thiện sẽ là ảo tưởng nếu không thường xuyên tham dự Bí tích Hòa giải. Những người thường xuyên xưng tội với ước muốn tiến bộ sẽ thấy những bước dài trong đời sống tâm linh".

Đây là 7 lý do để thường xuyên xưng tội trong Mùa Chay Thánh (hằng tuần hoặc hai tuần một lần):

1. Sự tha tội là tặng phẩm Chúa Giêsu trao cho chúng ta.

Đức Kitô đã trao ban cho chúng ta Bí tích Hòa giải và muốn chúng ta tận hưởng hồng ân qua Bí tích này. Ngài nói với các linh mục tiên khởi, các Tông đồ: "Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Các con tha tội cho ai thì người ấy được tha" (Ga 20:22). Chúa Kitô trao cho chúng ta Bí tích của Ân Sủng và Lòng Tha Thứ vì Ngài yêu thương tất cả chúng ta. Đó là Tặng phẩm của Lòng Thương Xót chứ không chỉ là nhiệm vụ.

2. Chúng ta đều là tội nhân.

Chúng ta đều là tội nhân, cần phải xét mình và sám hối để lãnh nhận ơn tha thứ. "Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta" (1 Ga 1:8). Chúng ta thường không chân thật với lòng mình và không dùng "thầy thuốc tâm hồn" để giúp chẩn đoán chúng ta về phương diện tâm linh. Nếu bạn đau ở tay hoặc ở lưng, bạn phải đi bác sĩ. Nếu bạn bị đau ở linh hồn qua việc phạm tội, sao bạn không đi chữa bệnh tâm linh – đi xưng tội?

3. Xưng tội là phương thế hồng ân.

Không nên sợ xưng tội. Xưng tội là bình an. Chúng ta vui mừng lãnh nhận Bí tích Rửa tội, Bí tích Hôn phối, và Bí tích Truyền chức. Tại sao chúng ta không dùng phương kế xưng tội là cuộc chiến đấu vĩ đại nhất của người tin vào Đức Kitô? Tại sao chúng ta không vui mừng khi được Chúa Kitô tha thứ qua vị linh mục đại diện cho Thiên Chúa và giáo hội?

4. Người ta có thể phạm những tội dẫn đến cái chết.

Có những tội dẫn đến cái chết: "Nếu ai biết anh em mình phạm thứ tội không đưa đến cái chết, thì hãy cầu xin, và Thiên Chúa sẽ ban sự sống cho người anh em ấy; đó là nói về những ai phạm thứ tội không đưa đến cái chết. Có một thứ tội đưa đến cái chết, tôi không bảo phải cầu xin cho thứ tội ấy" (1 Ga 5:16). Tội dẫn đến cái chết và tách linh hồn chúng ta khỏi sự sống vĩnh hằng thuần khiết ở nơi Thiên Chúa Ba Ngôi. Sự ăn năn và sự tha thứ bảo toàn tâm hồn chúng ta ở trong tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. Sự tha tội truyền ân sủng vào tâm hồn chúng ta và "phê chuẩn" sự sám hối của chúng ta.

5. Tội lỗi gây khó chịu.

Ma quỷ thường đè nặng chúng ta bằng tội lỗi. Tội lỗi có thể là điều tốt nếu chung ta chuyển tội lỗi thành lòng sám hối. Dĩ nhiên ma quỷ ghét điều này, nhưng Thiên Chúa và các thiên thần lại yêu thích điều đó. Do đó, hãy thoát ra khỏi tội lỗi và nghe linh mục nói: "Tôi tha tội cho bạn nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần".

6. Confession unites you more fully to the Church.

Khi bạn xưng tội, bạn nhận biết mình đã phạm tội chống lại Thiên Chúa, đồng thời chống lại những người khác, bạn đã làm suy yếu sự làm chứng của mỗi Kitô hữu. Vô tình bạn nói với những người không có niềm tin Kitô rằng: "Tất cả Kitô hữu đều giả nhân giả nghĩa" (All Christians are hypocrites). Khi bạn đi xưng tội, bạn nhận biết mình đã làm đau lòng các Kitô hữu bằng chính tội lỗi của mình. "Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung" (1 Cr 12:26). Linh mục đại diện Thiên Chúa và giáo hội nhờ Bí tích Truyền chức, linh mục nhận lời thú tội của bạn và bảo đảm ơn tha tội của Thiên Chúa và toàn thể giáo hội.

7. Rước lễ làm bạn mạnh mẽ hơn.

Khi bạn rước lễ, bạn lãnh nhận Mình Máu Chúa Kitô thật, Ngài là Đấng Cứu Độ. Khi bạn xưng tội và rước lễ, bạn được kết hợp với Chúa Kitô qua Bí tích Thánh Thể. Cũng vậy, nếu bạn sống trong tội, bạn sẽ KHÔNG BAO GIỜ được lãnh nhận Thánh Thể vì bạn sẽ phỉ báng Chúa Kitô và và đáng nguyền rủa đời đời! Do đó, xưng tội là chữa lành linh hồn và làm sâu lòng yêu mến Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể.

DỄ VÀ KHÓ

DỄ VÀ KHÓ

Dễ là khi bạn có một chỗ trong sổ địa chỉ của một người, nhưng khó là khi bạn tìm được một chỗ trong trái tim của người đó.
Dễ là khi đánh giá lỗi lầm của người khác, nhưng khó là khi nhận ra sai lầm của chính mình.
Dễ là khi nói mà không suy nghĩ, nhưng khó là khi biết kiểm soát những lời nói của mình.
Dễ là khi làm tổn thương một người mà bạn yêu thương, nhưng khó là khi hàn gắn vết thương đó.
Dễ là khi tha thứ cho người khác, nhưng khó là khi làm cho người khác tha thứ cho mình.
Dễ là khi đặt ra các nguyên tắc, nhưng khó là khi làm theo chúng.
Dễ là khi nằm mơ hàng đêm, nhưng khó là khi chiến đấu vì một ước mơ.
Dễ là khi thể hiện chiến thắng, nhưng khó là khi nhìn nhận một thất bại.
Dễ là khi vấp phải một hòn đá và ngã, nhưng khó là khi đứng dậy và đi tiếp.
Dễ là khi hứa một điều với ai đó, nhưng khó là khi hoàn thành lời hứa đó.
Dễ là khi chúng ta nói rằng chúng ta yêu thương, nhưng khó là khi làm cho người khác cảm thấy như thế hàng ngày.
Dễ là khi phê bình người khác, nhưng khó là khi cải thiện chính bản thân mình.
Dễ là khi để xảy ra sai lầm, nhưng khó là khi học từ những sai lầm đó.
Dễ là khi buồn bực vì một điều gì đó mất đi, nhưng khó là khi quan tâm đủ đến điều đó để đừng làm mất.
Dễ là khi nghĩ về một việc, nhưng khó là khi ngừng suy nghĩ và bắt đầu hành động.
Dễ là khi nghĩ xấu về người khác, nhưng khó là khi cho họ niềm tin.
Dễ là khi nhận, nhưng khó là khi cho.
Dễ là khi đọc những điều này, nhưng khó là khi bạn thực hiện nó.
Nếu cơ hội mãi không gõ cửa, bạn phải xem mình đã xây một cánh cửa chưa đã …..