Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

PHÉP THÔNG CÔNG (tt 2)

Trước hết, tôi xin cám ơn độc giả đã nhắc cho tôi xem lại khoản luật số 1398. Quả thật theo khoản luật này thì tôi đã lầm mà liệt kê tội phá thai vào loại phán kết. Tôi cũng đã xem lại đoạn nói về bảy vạ tuyệt thông đã kê khai trong bài. Khi xem lại tôi thấy những tội này đều thuộc loại tiền kết chứ không phải chỉ có bốn vạ đầu như tôi đã viết. Như vậy ai phạm những tội này thì đều bị vạ tuyệt thông tiền kết chứ cần không phải đợi tuyên án gì cả. Do đó những người ấy đã bị vạ tuyệt thông rồi, và vạ này chỉ Tòa Thánh mới có quyền tha (trừ vạ phá thá thai được ban quyền cho các giám mục rồi tiếp đến cho các cha giải tội, vì nạn phá thai quá lan tràn).


Ngoài ra trong phần phản hồi, có mấy độc giả cũng yêu cầu tôi nói rõ thêm về một vài điểm, Vậy, dưới đây tôi xin lần lượt trả lời theo thứ tự :


1. Độc giả số 2 đã được độc giả số 3 trả lời : “Bỏ đạo, rối đạo, ly khai khỏi Giáo Hội Rô-ma” là đương nhiên bị vạ tuyệt thông.


2. Độc giả số 4 hỏi về việc Giáo Hội sau Công Đồng Va-ti-ca-nô II áp dụng vạ tuyệt thông thế nào ? Giáo Hội rút bớt các vạ, không còn dể nhiều như trước kia nữa. Ngoài những vạ tiền kết tức khắc bị phạt, còn những vạ khác vẫn phạt, khi không còn cách nào khác để làm cho người có lỗi sửa mình, nhưng với cung cách của nhà mục tử nhân lành chứ không phải với thái độ của vị quan tòa bất khoan nhượng.


Các linh mục không có quyền ra vạ thuyệt thông. Quyền này là của các giám mục trong các vạ thuộc thẩm quyền của các ngài, như phạt vạ “treo chén” (suspensus a divinis), và “cấm chỉ” (interdictum)v.v…


3. Phản hồi số 9


Vạ là để phạt những tội bên ngoài. Những người lỗi lời khấn dòng mắc tội nặng nhẹ tùy điều lỗi phạm, nhưng thường là tội bên trong, chỉ trừ khi lỗi lời khấn đức khiết tịnh bên ngoài, bằng cách hồi tục kết hôn trước khi được tháo giải lời khấn. Trong trường hợp này, người lỗi phạm bị vạ tuyệt thông.


Người mắc tội phá thai, khi đi xưng tội với lòng thành thật sám hối và quyết chí chừa bỏ, được tha cả tội lẫn vạ.


4. Phản hồi số 15


Năm 1954, Đức Cha Khuê phạt vạ “treo chén” các linh mục Hà nội di cư vào Nam, mà không có phép của ngài. Còn trường hợp các linh mục vượt biên, không biết có phép hay không, không thấy các đức cha trong Nam ngoài Bắc nói gì.


Kết luận


Hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và thực trạng xã hội trong chế độ vô thần đã làm sai lạc ý thức về tội và các luật lệ trong Hội thánh. Nay thiết tưởng đã đến lúc các vị có thẩm quyền cần chấn chỉnh lại.


L.m. An-rê Đỗ xuân Quế o.p.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét